1 ngày thăm quan trung tâm đá nghệ thuật và đá quý Hồng Quang
Thứ ba - 30/06/2020 13:49
Đã từ lâu câu lạc bộ hướng dẫn viên tiếng nhật Hà Nội mới có dịp giao lưu với số lượng thành viên tham gia đông đủ đến vậy, chỉ trong vài ngày kêu gọi có 53 thành viên đăng ký tham dự, rất mong ace sẽ tham gia các hoạt động khác của câu lạc bộ.
Thăm trung tâm đá nghệ thuật và đá quý Hồng Quang
Nhận lời mời của CEO trung tâm đá nghệ thuật và đá quý Hồng Quang, Mr Phi vốn cũng xuất thân từ hướng dẫn viên tiếng Pháp. Câu lạc bộ hướng dẫn viên tiếng Nhật Hà Nội tổ chức cho ace hướng dẫn viên đến giao lưu học hỏi, một trung tâm mua sắm mới tại Ninh Bình. Anh Phi đã rất nhiệt tình hướng dẫn cho ace những điểm nổi bật của trung tâm. Sau buổi học hỏi, câu lạc bộ đã kết hợp với việc khảo sát chùa Tam Chúc, ở Hà Nam, một ngôi chùa lớn nhất tại Việt Nam. Vào thời điểm này chùa Tam Chúc khá vắng khách, do ảnh hưởng của dịch Covid. Tại đây câu lạc bộ cũng được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của ban lãnh đạo chùa, giúp cho các thành viên của câu lạc bộ có thêm nhiều kiến thức bổ ích khi có điều kiện tác nghiệp.
Thăm chùa Tam Chúc
Qua khảo sát, công trường vẫn còn khá ngổn ngang, nhưng có vẻ họ tận dụng được nhiều nhược điểm của chùa Bái Đính để rút kinh nghiệm khi hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên và công trình xây dựng. Yếu tố con người đánh giá sơ bộ, ok hơn Bái Đính nhiều dù cùng 1 mẹ đẻ ra, chỉ là khác tỉnh mà thôi. ACE chỉ cần nghe đoạn hội thoại giữa nhân vật "vác tù và" và 1 cậu sale ở chùa Tam Chúc là hiểu. Vé đi thuyền là 200k/người, vé xe điện là 90k/người
- Người trình bày: "E ơi, cả đoàn a 53 người, toàn nhân vật có thẻ thì chính sách bên mình thế nào e?".
* 2 phút sau một chú trẻ măng phụ trách sale executive, chạy ra khiêm tốn.
- Người được nghe trình bày: "dạ, thế thì đoàn mình được miễn phí a ah".
- Người trình bày:"E ơi, a xl, có khoảng 5 người ko mang thẻ"
- Người được nghe trình bày: "Dạ, ko sao, vẫn miễn phí a ah".
- Người trình bày: "E ơi, e bố trí cho đoàn a 1 bạn đồng nghiệp, trẻ đẹp thuyết minh cho tụi a nghe."
- Người được nghe trình bày: "dạ ok a"
* Chuẩn bị kết thúc chương trình, reng reng
- Người được nghe trình bày: "A ơi đoàn a chắc sắp xong rồi nhỉ, để e cho xe điện ra đón, e đợi ở bến để phát quyển catalog cho đoàn ah.
- Người trình bày:"uh ok e, đoàn a đang xuống, cảm ơn e"
* Không biết service sẽ được đến đâu, nhưng nghe thấy mát tai phết.
Lịch sử chùa Tam Chúc
Ngôi chùa lớn nhất nhất thế giới ngày nay được xây dựng trên nền ngôi chùa Tam Chúc cổ tự với niên đại hơn 1000 năm. Đây là ngôi chùa vô cùng đặc biệt, với cảnh quan mặt hướng hồ lưng tựa núi ( Tiền Lục Nhạc – Hậu Thất Tình ). Dù được rất nhiều thợ thủ công lành nghề của cả Phật giáo; Thiên cúa giáo, Hồi giáo thi công những vẫn mang đậm dấu ấn của phong cách chùa cổ Việt Nam.
Chùa Tam Chúc hợp với chùa Bái Đính – Ninh Bình và chùa Hương tạo nên tam giác “trục du lịch tâm linh” lớn nhất nước, thuận lợi về mặt địa lý giao thông đi lại, tiềm năng trong phát triển du lịch. Một trục đường kết nối thằng 3 điểm sẽ được xây dựng khi đó khoảng cách từ chùa Hương đến chùa Tam Chúc chỉ khoảng 20km.
1- Sự tích Chùa Tam Chúc
Tương truyền rằng Chùa Tam Chúc gắn liền với truyền thuyết về “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh”. Theo đó, trên dãy núi nằm ở hướng Tây Nam hướng về chùa Hương có 99 ngọn núi. Trong đó có 7 ngọn núi gần với làng Tam Chúc nhất, được dân làng gọi là núi “Thất Tinh” và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa “Thất Tinh”.
Trên 7 ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao tỏa sáng như ánh hào quang. Người người thấy ánh hào quang đó kéo đến núi Thất Tinh đục đẽo, chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày hòng lấy đi 7 ngôi sao. Trong 7 ngôi sao có 4 ngôi sao bị đốt nhiều nên đã mờ dần, chỉ còn lại 3 ngôi sao còn sót lại. Vì thế ngôi chùa “Thất Tinh” sau này được đổi tên thành chùa “Ba Sao” ( Chùa Tam Chúc ngày nay)
2- Nhà khách Thủy Đình – Chùa Tam Chúc
Đây sẽ là nơi đầu tiên bạn gặp khi đặt chân đến chùa Tam Chúc. Ghé địa điểm này checkin và mua vé lên thuyền và tham quan nội thất và tranh ảnh về chùa.
Bên trong Thủy Đình được bày biện rất trang nghiêm. Xung quanh đều có các bức tranh bằng đèn led, mô tả cảnh quan toàn cảnh của khu du lịch tâm linh Tam Chúc.
3- Cổng Tam Quan
Cổng Tam Quan – Chùa Tam Chúc được xây dựng rất lớn. Trước cổng là bến thuyền và điểm trả khách của xe điện. Xe ôm thì không được chạy vào khu vực này đâu; nhưng khi đến đây thì mình vẫn thấy có; chắc là các chú ấy cũng chạy chui thôi. Điều này thì cũng thuận tiện cho các du khách vào đợt lễ tết; vì tình trạng du khách đến tham quan quá đông; xe điện và thuyền hoạt động liên tục và có tình trạng quá tải.
Hai bên cổng Tam quan là 2 con đường lớn để bạn đi bộ lên các chính điện lớn của chùa. Điểm này thì khá là giống với chùa Bái Đính – Ninh Bình.
Từ cổng Tam Quan đến điện Quan Âm, bạn sẽ đi qua 32 cột Kinh hay còn gọi là Vườn Cột Kinh. Lấy ý tưởng từ Bảo vật quốc gia cột kinh chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình; Vườn Cột Kinh chùa Tam Chúc được phụ dựng lại với quy mô không hề kém. Mội cột nặng chừng 200 tấn, được làm từ đá xanh Thanh Hóa. Các cột đá được thiết kế với chân cột là đài sen; thân cột hình lục giác, điêu khắc thủ công các lời Phật dạy; đỉnh cột là hình nụ sen.
4- Tam điện nguy nga và rộng lớn
Chùa Tam Chúc có 3 chính điện là; Điện Tam Thế, điện Pháp Chủ và điện Quan Âm. Mỗi điện sẽ thờ phụng một vị Phật mang ý nghĩa thiêng liêng riêng. Điểm chung duy nhất là cả 3 điện điều có 4 bức phù điêu được tạc thủ công bằng đá lấy từ miệng núi lửa của đất nước Indonesia.
Trên những bức phù điêu trong Phật điện Tam Chúc tấm phù điêu mang một câu chuyện về cuộc đời Đức Phật. Các Bảo điện được dẫn lối bởi những bậc thang cao phía 2 bên. Càng đi lên cao thì cảnh sắc sẽ càng hấp dẫn hơn; với những thác nước lớn chảy nhẹ và được bao quanh bởi những hàng cây xanh cùng nhiều loài hoa đẹp mắt.
Những phiến đá sau khi lấy ra từ miệng núi lửa cũng được tạc tại Indonesia; sau đó chuyển về chùa Tam Chúc và ráp lại thành bức tường. Nếu quan sát bằng mắt thường thì chúng ta có thể nhìn rõ những dấu tích của nham thạch để lại.
Phía dưới mỗi bức tường đều có chú thích bằng 3 thứ tiếng. Nếu không có hướng dẫn viên đi cùng thì bạn có thể check mã trên tấm phù điêu để tìm hiểu điển tích.
5- Điện Quan Âm – chùa Tam Chúc
Tại Điện Quan Âm – chùa Tam Chúc thờ Phật nghìn tay nghìn mắt. Đây là chính điện đầu tiên bạn gặp khi vừa đi qua cổng tam quan
6- Điện Pháp Chủ – chùa Tam Chúc
Tại Điện Pháp Chủ – chùa Tam Chúc bạn sẽ được mãn nhãn với pho tượng phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á ( Nặng 200 tấn ). Bảo điện được thiết kế hai tầng mái cong, cao 31 mét, mặt sàn rộng 3.000 mét vuông.
7- Điện Tam Thế – chùa Tam Chúc
Cuối cùng là Điện Tam Thế – chùa Tam Chúc. Bạn sẽ chiêm ngưỡng ba pho tượng phật lớn được làm bằng đồng đen ngay giữa chính điện. Ba pho Tam Thế là tượng chưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Phía sau mỗi pho tượng Phật đều có một bức phù điêu hình chiếc lá Bồ đề.
Ở sân trước cửa điện Tam Thế có một cây Bồ Đề được trích ra từ cây Bồ Đề 2125 năm tuổi. Loài cây này được coi là báu vật của đất nước Sri Lanka.
Theo sử sách, năm 247 (trước công nguyên); Vua A Dục đã cho chiết một nhánh phía nam của cây Bồ Đề thiêng ở Bodh Gaya – Ấn Độ (nơi đức Phật thành đạo). Quốc đảo Sri Lanka được nhận được nhánh cây Bồ đề quý từ công chúa Công chúa Sanghamitta – do vua A Dục cử sang để trao tặng.
Cũng ở trước sân điện, được đặt chiếc vạc đồng đen khổng lồ cao chừng 4m. Trên các mặt của thân vạc đều được điêu khắc các danh lam thắng cảnh tâm linh nổi tiếng của Việt Nam và trích dẫn về thiền sư Nguyễn Minh Không – sư tổ chùa Bái Đính. Ở phần cuối cũng nhắc đến việc chùa Tam Chúc sẽ phục dựng tứ đại khí
8- Chùa Ngọc – Đàn tế trời của chùa Tam Chúc
Đi qua Tam Điện chính bạn leo bộ một đoạn khá là xa thì sẽ đến được Chùa Ngọc. Nhiều bạn sẽ phải bỏ cuộc vì tính từ cổng tam quan, bạn càng đi sâu thì sẽ càng phải leo cao và đến được chùa Ngọc chính là một sự thử thách. Ngôi chùa được chế tác hoàn toàn từ đá granit và hoàn toàn không dùng bê tông. Nên dù diện tích sàn chỉ có 13 m2 thôi nhưng ngôi chùa này có mức nặng khoảng 2000 tấn.
Bên cạnh những báu vật vô giá đã kể trên; chùa Tam Chúc còn sở hữu thiên thạch mặt trăng có trọng lượng 5,5kg được đặt tên là “The Moon Puzzle” trị giá trên 600.000 USD tương đương 14 tỷ đồng.
Khối đá thạch mặt trăng rơi từ không gian vũ trụ xuống sa mạc Sahara từ hàng nghìn năm trước; nó được tìm thấy vào năm 2017. Ngày 19/10/2018, tại Trung tâm đấu giá RR Auction, bang Boston (Mỹ), Doanh nghiệp Xuân Trường tại Ninh Bình đã trúng đấu giá khối đá này và sắp tới sẽ được trưng bày tại chùa Tam Chúc.
Bên phía doanh nghiệp cũng đã có công bố rằng sẽ trưng bày khối đá quý này tại chùa Tam Chúc trong thời gian sắp tới.
9- Đình Tam Chúc
Ngôi đình thờ Hoàng hậu nhà Đinh Dương Thị Nguyệt. Một ngôi đình nằm giữa hồ nước rộng lớn, lưu giữ những dấu tích cổ từ thời vua Đinh.Đình Tam Chúc nối với chùa Tam Chúc bằng một cây cầu dích dắc bắc ngang qua hồ Lục Ngạn. Mặt hồ có 6 quả núi nhỏ nhô lên, đây cũng là hồ nước tự nhiên lớn nhất nước ta. Dưới dáy hồ có rất nhiều loài động thực vật thiên nhiên sinh sống. Vào mùa sen nở, dạo bước trên hồ sẽ như được lạc vào chốn tiên cảnh bình yên.
Vũ Thái Chính sưu tầm và biên soạn